Cộng đồng Mở IoT
Tôn chỉ:
Phát triển IoT mở cho cộng đồng doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam. Tất cả kết quả đều được chia sẻ tự do, miễn phí cho cộng đồng.
Mục tiêu:
- Truyền thông nâng cao nhận thức về IoT cho cộng đồng doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam
- Nghiên cứu, khảo sát, đánh giá tiềm năng và cơ hội kinh doanh của IoT đối với thị trường trong nước và nước ngoài
- Khởi xướng và phát triển cộng đồng mở IoT: chuẩn mở (Open Standards), nền tảng mở (Open Platforms), công cụ phần mềm mở (Open Software Tools), thiết bị và hệ thống nhúng mở (Open Devices and Embedded Systems), kết nối mở (Open Networking), hệ thống tự động hóa mở (Open Automation Systems)
- Lập và duy trì hoạt động Trung tâm IoT: tư vấn, đào tạo và hỗ trợ các vấn đề về IoT
Tổ chức:
- Điều phối chung: Viện Tin học Doanh nghiệp (VCCI-ITB)
- Chủ trì phát triển cộng đồng phần mềm mở IoT: Công ty cổ phần phát triển nguồn mở và dịch vụ (FDS)
- Chủ trì phát triển cộng đồng thiết bị và hệ thống nhúng mở IoT: Viện NC Điện tử, Tin học, Tự động hóa – Bộ Công Thương (VIELINA)
- Chủ trì phát triển cộng đồng dịch vụ hạ tầng mạng mở IoT (IPv6, monitoring, wired/wireless, network security): Công ty cổ phần NetNam (NetNam)
- Chủ trì tích hợp công nghệ: Công ty Cổ phần Công nghệ Công nghiệp Bưu chính viễn thông (VNPT Technology)
- Chủ trì liên kết IoT mở với doanh nghiệp: Viện Tin học Doanh nghiệp (VCCI-ITB)
- Chủ trì nghiên cứu, khảo sát thị trường IoT: Viện Tin học Doanh nghiệp (VCCI-ITB)
Thời gian: 2017-2021 (5 năm)
Phạm vi:
- Đối tượng hỗ trợ: Doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Địa bàn tập trung: 5 thành phố trung ương (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Tp. HCM, Cần Thơ) và 15 tỉnh thành khác (các tỉnh phía Bắc, Duyên hải Miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ & ĐBSCL)
- Lĩnh vực chính: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao (thủy sản, chăn nuôi, rau sạch), Quan trắc và cảnh báo môi trường, Thành phố thông minh, Tòa nhà thông minh, Enterprise IoT
Hoạt động:
- Truyền thông:
- IoT Day (Thứ Ba tuần thứ 2 tháng 6 hàng năm)
- Tổ chức một Talk Show trên truyền hình (VTV hoặc VTC) và trên Facebook, Youtube
- Tổ chức khoảng 1 series hội thảo / năm (cho khoảng 5 địa điểm khác nhau)
- Thị trường:
- Tổ chức điều tra khảo sát 1.000 doanh nghiệp/năm về nhận thức và thị trường IoT
- Nghiên cứu thị trường IoT từ các lĩnh vực đã được lựa chọn: 1 nghiên cứu / 1 năm
- Phần mềm:
- Phát triển tích hợp phần mềm nền tảng IoT (IoT Platform Integration)
- Phát triển 1 phiên bản chính / năm cho hệ điều hành phần mềm nhúng (Embedded Systems cho sensors reading electronics và cho actuators controlling electronics)
- Phát triển bộ công cụ tích hợp IoT (IoT Tools and Apps)
- Phát triển và tích hợp các chuẩn và giao thức (IoT Standards and Protocols)
- Phát triển phần mềm hệ thống tự động hóa tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI Integrated Automation System)
- Phần cứng:
- Nghiên cứu phát triển các bộ đọc cảm biến (sensors reading electronics) phân chia theo các ngành đã được lựa chọn (1 loại cảm biến / 1 năm)
- Nghiên cứu phát triển các bộ điều khiển chấp hành (actuators controlling electronics) phân chia theo các ngành đã được lựa chọn (1 loại chấp hành / 1 năm)
- Kết nối:
- Nghiên cứu phát triển kết nối bộ đọc cảm biến (sensors reading electronics) với Internet và kết nối Internet với bộ điều khiển chấp hành (actuators controlling electronics)
- Nghiên cứu phát triển giải pháp nhà cung cấp dịch vụ cho IoT (IoT Service Provider)
- Tư vấn, đào tạo, hỗ trợ:
- Lập 1 trung tâm để tư vấn hỗ trợ
- Tổ chức đào tạo theo chuyên đề hoặc in-house
Kinh phí:
- Nguyên lý chung: các đơn vị, tổ chức tham gia tự tìm nguồn;
- Phương pháp đề xuất:
- Hoạt động truyền thông: Tìm nguồn từ các dự án ngân sách nhà nước, từ các quỹ và từ nhà tài trợ, hợp tác với các tổ chức khác
- Hoạt động đào tạo: Thu phí từ học viên
- Hoạt động điều tra, khảo sát và nghiên cứu thị trường: Tìm nguồn từ các dự án ngân sách nhà nước, từ các quỹ và từ nhà tài trợ
- Hoạt động tư vấn: Thu phí từ dịch vụ viễn thông (1900) và quảng cáo
- Hoạt động phần mềm: Thu phí theo cách phát triển PMNM
- Hoạt động nghiên cứu phần cứng: Tìm nguồn từ các đề tài, dự án ngân sách nhà nước
- Hoạt động nghiên cứu kết nối: Tìm nguồn từ các đề tài, dự án ngân sách nhà nước
Mạng lưới các nhà đầu tư IoT:
- Nguyên lý chung: Các nhà đầu tư và đơn vị thụ hưởng sẽ trực tiếp ký kết thỏa thuận, hợp đồng. IoT Open Community chỉ đóng vai trò kêu gọi, giới thiệu, kết nối, không tham gia trực tiếp vào các thỏa thuận, hợp đồng. Chú ý: các nhà đầu tư không phải là các nhà tài trợ.
- Nhà đầu tư tham gia mạng lưới: Các quỹ đầu tư nghiên cứu khoa học và công nghệ, các quỹ đầu tư mạo hiểm (Venture Capitals), các nhà đầu tư thiên thần (Angel Investors) và các ngân hàng (Banks).
- Đối tượng thụ hưởng đầu tư: Các thành viên của cộng đồng.
- Đầu mối ban vận động thành lập mạng lưới: Viện Tin học Doanh nghiệp (VCCI-ITB)
- Hoạt động đầu tư:
- Góp vốn, mua cổ phiếu, định hướng kinh doanh các doanh nghiệp thuộc cộng đồng
- Đầu tư vào nghiên cứu của các viện, trường
- Đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp (Startup) thuộc các thành viên thuộc cộng đồng
- Đầu tư vào các hoạt động truyền thông như trao giải thưởng, tổ chức cuộc thi
Hệ sinh thái Mở IoT:
- Thành phần hệ thống:
- Thị trường: nghiên cứu, điều tra được xuất bản hàng năm, có nhiệm vụ định hướng và điều tiết truyền thông, nghiên cứu và kinh doanh đối với các sản phẩm/dịch vụ IoT;
- Truyền thông: truyền thông về nâng cao nhận thức và ứng dụng IoT vào sản xuất, kinh doanh và đời sống xã hội;
- Kinh doanh: các doanh nghiệp kinh doanh dựa trên nền sản phẩm IoT (không nhất thiết phải thuộc cộng đồng). Các doanh nghiệp này sẽ đặt vấn đề và bài toán cho các nghiên cứu, phát triển phần mềm và phần cứng. Nhóm này thông thường được trích xuất từ điều tra 1.000 doanh nghiệp hàng năm;
- Phần mềm: là các đơn vị trong cộng đồng chịu trách nhiệm phát triển phần mềm IoT
- Phần cứng: là các đơn vị trong cộng đồng chịu trách nhiệm phát triển các mạch điện tử phần cứng và tích hợp vào phần mềm hệ thống nhúng;
- Kết nối: là các đơn vị trong cộng đồng chịu trách nhiệm phát triển các giải pháp kết nối và cung cấp dịch vụ mạng IoT;
- Mô phỏng: là các đơn vị trong cộng đồng chịu trách nhiệm đưa ra các bài toán mô phỏng để cho các đơn vị nghiên cứu phát triển giải bài toán đó. Đây cũng là đơn vị chịu trách nhiệm test kết quả nghiên cứu;
- Trung tâm IoT: là các đơn vị trong cộng đồng chịu trách nhiệm tư vấn và hỗ trợ các vấn đề về IoT;
- Nhà đầu tư: là đơn vị thuộc nhóm Mạng lưới các nhà đầu tư IoT.
- Biểu đồ phát triển Hệ sinh thái Mở IoT: (xem ảnh)

1.Hàng năm, tại hội nghị G9 (hội nghị 9 nhóm), nhóm Thị trường sẽ công bố kết quả nghiên cứu thị trường, trong đó có dự báo cho thị trường các năm tiếp theo. Đây sẽ là đầu vào cho các nhóm khác;
2.Nhóm Kinh doanh sẽ đưa ra các vấn đề mà doanh nghiệp đang cần cộng đồng nghiên cứu, giải quyết;
3.Dựa trên kết quả của nhóm Thị trường và nhóm Kinh doanh, nhóm Mô phỏng sẽ đặt ra các hệ thống mô phỏng giả lập cho các nhóm Phần mềm, Phần cứng, Kết nối cho các trường đại học công nghệ và các deadlines cần hoàn thành;
4.Các trường đại học công nghệ sẽ đăng ký các đề tài từ các hệ thống mô phỏng và đăng ký với các đơn vị Phần mềm, Phần cứng, Kết nối cho các nhóm sinh viên của trường. Hướng dẫn đề tài có thể là giáo viên của trường hoặc từ các thành viên của cộng đồng;
5.Đến cuối năm, nhóm Mô phỏng sẽ test và báo cáo kết quả tại hội nghị G9 của năm tiếp theo;
6.Nhóm Nhà đầu tư cân nhắc nghiên cứu năng lực, cơ hội để quyết định đầu tư vào các thành viên của cộng đồng;
Tham gia:
- Đăng ký: Các đơn vị muốn tham gia cộng đồng có trách nhiệm điền vào mẫu và gửi về cho đơn vị đầu mối là VCCI-ITB;
- Hoạt động: Các đơn vị sau khi đã đăng ký sẽ liên lạc trực tiếp với đầu mối tương ứng gồm VCCI-ITB, FDS, VIELINA, NetNam, VNPT Technology;
- Báo cáo: Các đơn vị tham gia báo cáo kết quả nghiên cứu tại Hội nghị G9 lần 1 (tháng 3 hàng năm), IoT Day (tháng 6 hàng năm) và Hội nghị G9 lần 2 (tháng 11 hàng năm). Các báo cáo là các bài trình diễn tại hội nghị hoặc các video clips upload lên truyền hình, mạng xã hội Facebook hoặc Youtube;
Trách nhiệm và Quyền:
- Trách nhiệm:
- Thực hiện theo thỏa thuận với đầu mối;
- Báo cáo tại các Hội nghị G9 và IoT Day;
- Proof of Concept (PoC): chứng minh khả năng thực hiện được các điểm đã thỏa thuận;
- Quyền:
- Tên các đơn vị tham gia cộng đồng được quảng bá trên tất cả hoạt động truyền thông của cộng đồng;
- Các kết quả nghiên cứu, sau khi được nhóm Mô phỏng test và chứng nhận sẽ được quảng bá trên tất cả các hoạt động truyền thông của cộng đồng;
- Các kết quả nghiên cứu được test và chứng nhận sẽ được cộng đồng giới thiệu đến các đối tác kinh doanh và nhà đầu tư;
Giới thiệu các đơn vị đầu mối
Viện Tin học Doanh nghiệp (VCCI-ITB)
thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam (VCCI)
Thông tin liên hệ:
ĐT: (+84-4) 35.74.21.87
Fax: (+84-4) 35.74.26.22
Email: contact@itb.com.vn
Website : itb.vn, itb.com.vn
|
Địa chỉ:
Tầng 4, Tòa nhà VCCI
Số 9 Đào Duy Anh, quận Đống Đa,
Hà Nội
|
Các hoạt động chính:
1. Tổ chức điều hành và thực hiện các dự án do Nhà nước và VCCI giao
2. Cung cấp giải pháp CNTT và dịch vụ CNTT
3. Cung cấp giải pháp và dịch vụ về TMĐT và kinh doanh trực tuyến
4. Tổ chức sự kiện – truyền thông, nghiên cứu – điều tra – khảo sát
5. Tổ chức đào tạo – tập huấn – tư vấn cho doanh nghiệp, các tổ chức
6. Tổ chức xúc tiến, kết nối kinh doanh với thị trường nước ngoài
Tổ chức – Nhân sự:
- Số cán bộ, nhân viên: khoảng 100
- Văn phòng đại diện: Đà Nẵng, Tp. HCM, Cần Thơ
- Liên kết hệ thống của VCCI: VCCI Hà Nội, VCCI Hải Phòng, VCCI Thanh Hóa, VCCI Nghệ An, VCCI Đà Nẵng, VCCI Khánh Hòa, VCCI Tp. HCM, VCCI Bà Rịa – Vũng Tàu, VCCI Cần Thơ, VCCI Bình Thuận
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NGUỒN MỞ VÀ DỊCH VỤ FDS
(FOSS Development and Services Joint Stock Company)
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: Tầng 5&8 tòa nhà VAPA, số 4, ngõ 3, Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy Hà Nội
Điện thoại: (+84-4) 62.62.76.17
Website: www.fds.vn email: contact@fds.vn
Giới thiệu:
FDS là nhà cung cấp dịch vụ CNTT tại Việt Nam theo mô hình kinh doanh phần mềm tự do nguồn mở có uy tín trên thị trường trên cơ sở tích hợp với các dịch vụ viễn thông và luôn coi trọng việc phát triển bền vững hơn lợi nhuận ngắn hạn.
FDS được thành lập vào tháng 2/2016 với các Cổ đông sáng lập là những người đã làm việc lâu năm trong lĩnh vực Công nghệ thông tin và Truyền thông. Hiện FDS có 12 cổ đông sáng lập trong đó có 3 nhà đầu tư chiến lược.
FDS hiện tại có hơn 30 nhân viên chính thức và hầu hết tốt nghiệp chuyên ngành CNTT ở các Trường Đại học uy tín tại Việt Nam như Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội và các Đại học khác.
FDS tập trung phát triển sản phẩm và cung cấp dịch vụ chất lượng cao, coi chất lượng là cơ sở quan trọng nhất trong việc thu hút, giữ chân khách hàng.
Thông qua mô hình kinh doanh nguồn mở đã có hơn 20 đối tác trong và ngoài nước phối hợp với FDS triển khai sản phẩm dịch vụ phần mềm nguồn mở và viễn thông tới khách hàng, FDS tự hào là thành viên sáng lập các cộng đồng nguồn mở và liên minh thương mại như OpenCPS và Mobilink. Từ các cộng đồng và liên minh thương mại, hiện FDS đang có khoảng 50 cộng tác viên làm việc thường xuyên với FDS.
FDS hoạt động với tôn chỉ cao nhất là UY TÍN.
Công ty UY TÍN với khách hàng và đối tác
Công ty UY TÍN với người lao động
Người lao động UY TÍN với Công ty
Viện NC Điện tử, Tin học, Tự động hóa (VIELINA)
Bộ Công Thương (MoIT)
Thông tin liên hệ:
ĐT: (+84-4) 37.16.48.55
Fax: (+84-4) 37.16.48.42
Email: vanphong@vielina.com
Website : vielina.com
|
Địa chỉ liên hệ:
Số 156A Quán Thánh, quận
Ba Đình, Hà Nội
|
Các hoạt động chính:
- Nghiên cứu, xây dựng chiến lược, chính sách, quy phạm, quy chuẩn ngành Điện tử - Tin học - Tự động hoá
- Nghiên cứu và triển khai ứng dụng công nghệ điện tử, tin học, tự động hoá trong công nghiệp và các ngành kinh tế khác
- Thực hiện các dịch vụ về KHCN như tư vấn, thẩm định, đánh giá công nghệ, dây chuyền công nghệ và chuyển giao KHCN vào thực tiễn
- Đào tạo nguồn nhân lực KHCN cho đất nước, đặc biệt đào tạo và cấp bằng tiến sĩ ngành kỹ thuật điện tử
- Tổ chức hội nghị, hội thảo và các sự kiện KHCN
- Thực hiện các hoạt động khác: sản xuất, kinh doanh, đầu tư tài chính, …
Tổ chức – Nhân sự:
- Số cán bộ, nhân viên: khoảng 130
- Các đơn vị thành viên: Phân viện VIELINA tại Tp. HCM, Trung tâm NC ĐT, TH, TĐH tại Đà Nẵng và 02 Công ty tại Hà Nội
CÔNG TY CỔ PHẦN NETNAM
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: (+84) 1900.1586 Fax: (+84-4) 37.56.18.88
Website: www.netnam.com Email: support@netnam.vn
Giới thiệu:
NetNam tự hào là một trong bốn ISP đầu tiên tại Việt Nam và trở thành đơn vị tiên phong trong lĩnh vực Internet từ năm 1994.
Với bề dày hơn 20 năm cung cấp các dịch vụ Internet chất lượng cao cùng đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, NetNam luôn nhận được sự tin cậy của các khách sạn 5*, khu căn hộ cao cấp, khối tài chính ngân hàng, MNCs, NGOs. Trong nhiều năm qua, NetNam cũng luôn dẫn đầu về việc chuyển đổi IPv6 tại Việt Nam và trở thành đối tác tin cậy của các đơn vị viễn thông trong nước cũng như quốc tế.
Các dịch vụ chính:
1. Dịch vụ Internet (ISP)
- Internet Băng rộng (FTTx, xDSL, VSAT-IP, WIFI)
- Đường truyền riêng Leasedlines, Metronet
- WAN services, IPLC, IEPL
2. Dịch vụ Quản trị mạng và Tích hợp hệ thống (MSP & SI)
- DR, Hỗ trợ từ xa
- Quản trị an ninh doanh nghiệp
- Dịch vụ và giải pháp quản trị hệ thống mạng
- Dịch vụ và giải pháp quản trị Internet Khách sạn
3. Dịch vụ khác
- Các dịch vụ trực tuyến và dịch vụ GTGT (Web Hosting, Premium E-mail, Server, tủ Rack, SSL, E-mail Marketing, Web Design, SEO, VPS…)
- Dịch vụ bảo mật và an toàn an ninh thông tin
Tổ chức - Nhân sự
- Số cán bộ, nhân viên: khoảng 200
- Chi nhánh: Tp. HCM - Văn phòng đại diện: Tp. Đà Nẵng
- Hội viên của: Hội tin học Việt Nam (VAIP), Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA), CLB Phần mềm Tự do Nguồn mở Việt Nam (VFOSSA), Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM), Hiệp hội An toàn Thông tin Việt Nam (VNISA).
Công ty Cổ phần Công nghệ Công nghiệp Bưu chính viễn thông (VNPT Technology)
Thông tin liên hệ:
Trụ sở chính
Địa chỉ: 124 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà nội
Điện thoại: (+84) 4 3748 0922
Fax: (+84) 4 3784 0925
|
Văn phòng đại diện tại Hà Nội
Địa chỉ: Tầng 20 tòa nhà VNPT Số 57, Huỳnh Thúc Kháng, Hà nội
|
Văn phòng đại diện tại Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 8 tòa nhà Waseco - Số 10, phố Phổ Quang, quận Tân Bình,TPHCM
Điện thoại: (+84) 8 3842 2888
Fax: (+84) 8 3997 4515
|
Giới thiệu:
VNPT Technology là doanh nghiệp chủ lực của Tập đoàn VNPT trong lĩnh vực Công nghệ, Công nghiệp Điện tử Viễn thông, Công nghệ thông tin, Truyền thông và Nội dung số. Tầm nhìn của VNPT Technology là trở thành công ty công nghệ, công nghiệp số 1 trong lĩnh vực ICT tại Việt Nam và có thương hiệu trên thị trường Quốc tế vào năm 2020.
Đi tiên phong trong lĩnh vực IoT tại Việt Nam, VNPT Technology tích cực xây dựng cộng đồng, hợp tác cùng các đối tác lớn nhằm phát triển các ứng dụng chuyên ngành đáp ứng nhu cầu xã hội. Smart Connected Platform là nền tảng IoT nổi bật do VNPT Technology nghiên cứu phát triển, cho phép kết nối và quản lý tập trung tất cả các loại thiết bị, đồng thời hỗ trợ các nhà cung cấp dịch vụ phát triển ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: y tế, giao thông, nông nghiệp, giáo dục, nhà máy…